Tổng tiền:
' + Bizweb.formatMoney(cart.total_price, "{{amount_no_decimals_with_comma_separator}}₫") + '
Con người đã sử dụng nhân sâm trong y học hàng trăm năm do có nhiều đặc tính chữa bệnh, nhất là ở châu Á. Ngày càng nhiều ngiên cứu chỉ ra nhân sâm có lợi cho việc quản lý và điều trị bệnh tiểu đường cũng như nhiều bệnh khác.
Theo nghiên cứu của Đại học Massey (New Zealand), nhân sâm có chứa một thành phần dược lý tự nhiên gọi là panaxosides hoặc ginsenosides. Ginsenosides có thể giúp ổn định insulin và hormone glucagon để duy trì mức độ glucose trong máu. Do đó, nhân sâm hỗ trợ cải thiện hoặc trì hoãn các biến chứng tiềm ẩn của bệnh tiểu đường.
Cụ thể, ginsenosides trong nhân sâm giúp tuyến tụy điều chỉnh lượng insulin tiết ra để kiểm soát đường huyết ở mức an toàn. Hợp chất này còn có khả năng giúp cơ thể vận chuyển glucose vào các tế bào hợp lý, ngăn không cho đường tích tụ trong máu, góp phần giữ mức đường huyết ổn định.
Hoạt chất ginsenosides trong nhân sâm góp phần giảm kháng insulin, giảm viêm. Ảnh: Freepik
Ginsenosides có thể làm giảm tình trạng kháng insulin, là nguyên nhân gây viêm, giúp quản lý các tình trạng của bệnh tiểu đường và ngăn ngừa các biến chứng. Bệnh tiểu đường không được kiểm soát có thể dẫn đến sản sinh quá nhiều các gốc tự do làm tổn thương tế bào và gây ra các biến chứng. Với đặc tính chống oxy hóa, nhân sâm góp phần làm giảm tác động của các gốc tự do.
Ngoài lợi ích cho người bệnh tiểu đường, nhân sâm còn có tác dụng với một số bệnh. Nghiên cứu của Hàn Quốc cho thấy, nhân sâm có thể tăng cường khả năng tình dục. Đó là cải thiện các yếu tố nguy cơ tim mạch và thư giãn các cơ cần thiết để cương cứng.
Các nhà nghiên cứu Trung Quốc chỉ ra rằng, do có đặc tính chống oxy hóa nên nhân sâm có thể giảm tác động của quá trình lão hóa. Trong khi đó, theo các nhà khoa học của Đại học Konkuk (Hàn Quốc), nhân sâm góp phần thúc đẩy quá trình nhận thức và suy nghĩ, hỗ trợ điều trị các bệnh thần kinh như Alzheimer. Thảo dược này còn có thể giảm bớt căng thẳng.
Theo Medical News Today, nhân sâm có thể hỗ trợ điều trị tiểu đường và nhiều bệnh khác, tuy nhiên chuyên gia sức khỏe khuyến cáo không dùng nhân sâm cho trẻ em, trẻ sơ sinh hoặc người đang mang thai và cho con bú.
Nhân sâm có thể gây ra một số tác dụng phụ như mất ngủ, đau đầu, đau vú, ăn mất ngon, các vấn đề về kinh nguyệt, tiêu hóa và làm tăng nhịp tim. Nhân sâm có khả năng tương tác với một số thuốc như thuốc chống trầm cảm, chống đông máu (warfarin), thuốc chẹn kênh canxi, statin và các loại thuốc huyết áp. Do đó, người bệnh tiểu đường nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng nhân sâm để đảm bảo an toàn và phù hợp với cơ địa.
(Theo Meddical News Today)
Bình luận